Tuesday, June 28, 2016

10 lời khuyên nghề nghiệp bạn nên biết

1. “Khi bắt đầu một việc làm mới, hãy đồng ý với những lời mời ăn trưa hoặc uống café đầu tiên từ các đồng nghiệp mới. Nếu bạn từ chối họ ngay từ những lần đầu tiên, dù bất cứ lý do nào, họ sẽ hạn chế tạo cơ hội kết nối với bạn và bạn sẽ sớm nhận ra mình trở thành người ngoài cuộc.” - Laura Cooke

2. “Đừng tỏ vẻ trông rất bận rộn. Tôi đã từng chứng kiến những nhân viên thông minh và tận tụy nhưng không được thăng tiến vì họ dành quá nhiều thời gian cho công việc và lúc nào cũng trông rất bận rộn. Nếu bạn luôn xuất hiện với vẻ ngoài căng thẳng và mệt mỏi, mọi người sẽ nghĩ rằng bạn chưa chuẩn bị để đảm nhiệm thêm những chức vụ mới và dĩ nhiên bỏ lỡ cơ hội thăng tiến với những dự án mới.” - Mira Zaslove

3. “Giúp người khác ngay cả khi điều này không mang lại lợi ích gì cho bản thân. Chỉ tốn rất ít thời gian và công sức để trả lời một thắc mắc nào đó, mở cửa giúp đồng nghiệp hoặc mang tài liệu ở máy in đến người kế bên,…. Những hành động tuy nhỏ nhưng tuyệt vời này có thể không mang lại lợi ích cho bạn ngay lập tức nhưng sẽ được đền đáp xứng đáng trong tương lai khi bạn ít ngờ nhất.” – Scott Wainner

4. “Khi bạn muốn phát triển một kỹ năng nào đó, hãy học từ những người đã thành thạo chúng. Chỉ việc quan sát cách họ làm và bắt chước. Tìm ra những điểm nào phù hợp với bạn và điều chỉnh theo khả năng và cách của riêng bạn.” - John Caprani

5. “Điểm yếu mà bạn chưa nhận ra sẽ gây bất lợi cho bạn nhất. Có thể hình dung đây là điểm mù của bạn. Bạn phải tìm được điểm yếu ẩn khuất của mình và tìm cách khắc phục chúng. Để làm được điều này, bạn cần đánh giá khách quan nhưng sâu sắc từ những người làm việc với mình.” – David Osborne

6. “Đừng bao giờ hâm nóng các món cá trong lò vi sóng ở công ty. Văn phòng là nơi công cộng, không phải của riêng bạn. Hãy thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến người khác.” – Ryan Harvey

7. “Mạnh dạn hỏi sếp/cấp trên vấn đề mà anh/chị ấy lo ngại nhất là gì và cố gắng giải quyết chúng.” - Victoria Backaitis

8. “Đừng quá chuyên tâm vào duy nhất một lĩnh vực – hãy học hỏi thêm những lĩnh vực khác bởi vì một người có kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực khác nhau thường thăng tiến nhanh hơn những người có nhiều kinh nghiệm.” - Vikrant Vaidya

9. “Thái độ kiêu căng, tự phụ sẽ giết chết sự nghiệp. Ngay cả khi bạn là nhân viên xuất sắc của công ty hay bạn tốt nghiệp thạc sỹ loại ưu của trường nổi tiếng, hãy luôn duy trì thái độ làm việc tốt và nỗ lực làm việc chăm chỉ thay vì luôn tự phụ mình tài giỏi và có khả năng kiểm soát mọi thứ.” - Scott Miker

10. “Cố gắng làm cho công việc của đồng nghiệp trở nên dễ dàng hơn. Ví dụ bạn đang tham gia một dự án lớn với sự góp sức của nhiều người khác nhau, hãy cố gắng làm thế nào để những nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của bạn giúp cho quy trình xử lý công việc trở nên dễ dàng hơn cho người tiếp theo.” - Richard Gary Butler

Theo: Vietnamworks.com

Tuesday, June 21, 2016

6 bước để chuyển dần từ làm thuê sang làm chủ

Vạch tầm nhìn cụ thể về tương lai, thuê người thành công hướng dẫn từng bước, xác định rõ đối tượng khách hàng là cách để người làm thuê xây dựng công việc kinh doanh riêng.



Làm chủ để tạo dựng tương lai cho chính bạn. Ảnh: Internet.
Đa số người lao động làm thuê, tức là giúp người khác xây dựng ước mơ của họ. Nhưng có lẽ bạn cũng có ước mơ kinh doanh. Bạn mong muốn ngày làm 8 tiếng đồng hồ, bạn mong muốn 8h sáng đi làm và 5h chiều về nhà, bạn muốn kiếm đủ tiền trang trải cuộc sống. Hay bạn muốn tự mình làm nên số phận cho chính mình, bạn muốn tự mình làm chủ thay vì phải xây dựng ước mơ cho người khác. Và câu trả lời rõ ràng nhất mà tôi nhận được trong đa số là tự mình làm chủ. Tuy nhiên, đa số mọi người trước khi có thể làm chủ đều đã từng đi làm thuê. Vậy phải làm gì để có thể thực hiện bước nhảy vọt ấy, tôi chắc rằng đây là câu hỏi không phải của riêng ai.

Giống như phần lớn người muốn chuyển từ làm thuê sang tự kinh doanh, bạn phải trả lời hai câu hỏi sau trước khi “nhảy” việc.
“Tôi sẽ thay thế thu nhập từ công việc làm thuê thế nào?”.
“Hiện tại tôi có ý tưởng kinh doanh, nhưng tôi nên bắt đầu từ đâu?”.
Entrepreneur vạch ra 6 bước để những người làm thuê có thể xây dựng sự nghiệp kinh doanh riêng.
Không nên do dự nếu phải đối mặt với nhiều đối thủ
Người khởi nghiệp không nên hỏi: “Thị trường cần gì?”. Thay vào đó, bạn nên hỏi: “Tôi có thể cung cấp thứ gì mà tôi yêu thích cho thị trường?”.
Bạn không nên nhụt chí bởi ý nghĩ rằng rất nhiều người đang kinh doanh lĩnh vực mà bạn thích làm. Tình trạng đó giống như kiểu ai đó nói: “Michael Jackson đã là ông hoàng nhạc pop. Chẳng ai cần phải viết một bản nhạc pop nữa”. Bạn hãy cứ viết bản nhạc pop.
Xác định rõ đối tượng khách hàng
Những sản phẩm và dịch vụ trên thị trường đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau. Ngay cả những sản phẩm và dịch vụ cùng loại nhưng được kinh doanh theo cách khác nhau hoặc đối tượng khách hàng khác nhau cũng sẽ phù hợp với những kiểu khách hàng khác nhau.
Câu hỏi quan trọng là: Phương pháp, kinh nghiệm hay quy trình của bạn khác biệt ở điểm nào?
Một điều khiến bạn trở nên khác biệt chính là bạn.
Hãy làm nổi bật những giá trị, mục đích và kinh nghiệm sống của bạn trong hoạt động tiếp thị.
Vẽ ra bức tranh cụ thể về tương lai
Nếu muốn có sự nghiệp riêng, bạn nên vạch ra tầm nhìn rõ ràng về những yếu tố sau:
Số lượng khách hàng bạn muốn thu hút
Đối tượng khách hàng
Cuộc sống tương lai của bản thân
Cảm giác hàng ngày của bạn
Số tiền bạn sẽ kiếm
Cách thức kết nối giữa bạn với khách hàng
Những hoạt động bạn sẽ thực hiện trong thời gian rảnh.
Sau khi có tầm nhìn rõ ràng, bạn hãy tậm trung vào nó trong quá trình khởi nghiệp.
Quyết định vị trí của bạn trong bức tranh tương lai
Bạn nên tưởng tượng vị trí của bản thân trong bức tranh về tương lai mà bạn vẽ ra, cảm nhận sinh khí từ cuộc sống và công việc mà bạn mơ ước.
Khi bạn ra quyết định từ tâm thế của một người tin tưởng vào thành công và nuôi dưỡng khao khát, khả năng thành công và mãn nguyện của bạn sẽ cao hơn.
Thuê người hướng dẫn bạn từng bước
Tìm một người đã đạt được cuộc sống và thành công giống như bạn muốn trong bức tranh về tương lai. Họ có thể giúp bạn quyết định những mục tiêu ngắn và dài hạn, đồng thời thiết lập những bước thực tế để đạt mục tiêu.
Điều quan trọng là người bạn muốn thuê phải thực sự phù hợp với tầm nhìn của bạn. Đương nhiên bạn có nhiều cách để đạt mục tiêu. Lộ trình tới thành công của một người khác chưa chắc sẽ phù hợp với bạn. Hãy lắng nghe tiềm thức của bản thân và tin vào bản năng của bạn.
Chỉ bỏ việc làm thuê khi điều kiện chín muồi
Khi bạn cảm thấy số lượng khách hàng đã đủ lớn và số tiền tiết kiệm cũng đủ lớn để bạn có thể đối phó những tình huống khẩn cấp, bạn có thể thực hiện “cú nhảy cuối cùng” để từ bỏ quãng đời làm thuê và bắt đầu sự nghiệp riêng. Bạn là người duy nhất có thể cảm nhận thời điểm phù hợp để chấm dứt thời kỳ quá độ từ làm thuê sang làm chủ.
Theo cafebiz.vn

Friday, May 6, 2016

21 nguyên tắc sau có thể quyết định thành công của dân sales


Để giúp nâng cao nghệ thuật bán hàng, dưới đây là 21 bí kíp bất kỳ dân sales nào cũng cần "nằm lòng".




 



Bán hàng là một công việc không hề dễ dàng. Thậm chí nhiều người còn cho rằng nó có tính nghệ thuật nhiều hơn là khoa học. Công việc này càng trở nên khó khăn hơn trong bối cảnh môi trường công nghệ như hiện tại - nơi mà mọi thứ thay đổi rất nhanh chóng.
Để giúp nâng cao nghệ thuật bán hàng, dưới đây là 21 bí kíp bất kỳ dân sales nào cũng cần "nằm lòng":
1. “Càng liều lĩnh bạn càng có cơ hội nhận lại thành quả lớn hơn. Đó là cuộc sống. Vì vậy một là đặt cược thật lớn, hai là yên phận ở nhà”, Mia Dand - CEO Lighthouse3.
2. “Hãy chuẩn bị nhiều câu hỏi. Nhân viên bán hàng thường chỉ chăm chú chuẩn bị những gì muốn nói với khách hàng mà quên suy nghĩ về việc nên đặt những câu hỏi nào. Một buổi bán hàng thành công không dừng lại ở việc đưa ra thông tin cho khách hàng mà nên đặt câu hỏi để tìm hiểu thêm về họ”, Mark Hunter - The Sales Hunter.
3. “Hãy kết hợp video vào quá trình bán hàng. Cố gắng không chỉ nói từ slide này đến slide khác một cách đều đều, đơn điệu. Thay vào đó, hãy đi quanh căn phòng và thu hút người nghe sau đó xen kẽ thêm những video để giải thích cho các quan điểm mà bạn đưa ra. Nội dung video có thể về cách bạn đang giúp công ty phát triển và phỏng vấn các thành viên trong nhóm”, Yaniv Masjedi - Phó chủ tịch marketing của Nextiva.
4. “Luôn giảm giá cho những ai thích mặc cả. Chi phí cho mỗi lần mua hàng sẽ: Cao hơn một chút nhưng cái tôi của khách hàng: Vô giá”, Rohan Ayyar - chuyên gia marketing.
5. "Sử dụng ngôn ngữ, màu sắc đặc trưng của doanh nghiệp, font chữ và hình ảnh để cá nhân hoá thông điệp của bạn", Paul Walker, Salesforce.
6. “Hãy kết bạn với những người 'bạn của bạn bạn'. Dù là người bận rộn đến thế nào cũng không thể từ chối lời giới thiệu từ một người thân, bạn bè”, Rohan Ayyar, chuyên gia marketing.
7. “Hãy xin lỗi nếu làm sai, mọi thứ sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Cuối cùng, khách hàng sẽ không còn nhớ nhiều tới sai lầm bạn mắc phải, thay vào đó họ quan tâm tới những điều bạn làm được sau đó”, Matt Heinz - chủ tịch Heinz Marketing.
8. “Hãy kết thân với đội ngũ marketing ở công ty”, Phil Simpson, Salesforce.
9. “Những từ và cụm từ khẳng định có sức mạnh kỳ diệu. Từ 'bởi vì' là một trong số đó. Trong một câu, từ liên kết 'bởi vì' sẽ kích thích người nghe nghĩ rằng: 'Ồ, điều tôi sắp nghe tới đây sẽ biện giải cho những gì được nghe trước đó' và cách kỳ diệu này có thể mang lại hiệu quả ghê gớm trong quá trình bán hàng của bạn”, David Priemer, Salesforce.
10. “Làm việc đa nhiệm là kỹ năng đang được đánh giá quá cao. Trên thực tế, tôi tin rằng đa nhiệm chỉ đơn giản là cơ hội làm rối tung rất nhiều thứ cùng một lúc. Chìa khoá để thành công trong một môi trường bán hàng đầy cơ hội là sự ưu tiên nghiêm ngặt”, Nick Hedges, CEO và chủ tịch Velocify.
11. “Thường thì sau khi hoàn tất được thoả thuận lần đầu tiên, tôi cảm ơn khách hàng bằng một bữa trưa hoặc ngồi cà phê. Một khi thoả thuận hoàn thành, tôi nhận ra rằng áp lực đã không còn nữa và lúc này sẽ dễ dàng hơn cho bạn để xây dựng mối quan hệ với khách hàng, chuẩn bị cho những mục tiêu dài hạn hơn sau này”, Jessica Medeiros, Salesforce.
12. “Đối với nhóm khách hàng có trình độ và xuất thân khác nhau, hãy lắng nghe nhiều hơn và nói ít đi”, Tarum Pant, Salesforce.
13. “Nếu có thể khiến khách hàng cười, bạn đã thành công rồi đó!”, Elizabeth Ostby, Salesforce.
14. “Dù bận rộn đến mấy cũng đừng để email của khách hàng tồn đọng tới vài giờ hay vài ngày mà không phản hồi lại. Hãy dành 15 giây để đọc email và cho họ biết bạn sớm muộn gì cũng trả lời trong một khoảng thời gian X nào đó”, Bernad Sullivan, Salesforce.
15. “Trước khi bắt đầu bất kỳ cuộc thảo luận nào, hãy luôn biết khách hàng của bạn là ai và họ kiếm tiền bằng cách nào. Bạn sẽ bị mất điểm nhanh chóng khi ngồi cùng một khách hàng đang nắm vị trí CEO mà không hề biết doanh nghiệp của anh hay chị ấy đang điều hành hoạt động trong lĩnh vực gì”, Emily Markenson, Salesforce.
16. “Quên bữa trưa hoặc uống bia đi. Bạn nên thực hiện những trải nghiệm thiết thực cùng với khách hàng của mình”, Rohan Ayyar.
17. “Đầu tiên hãy cho khách hàng biết họ có thể tiết kiệm được bao nhiêu tiền khi mua sản phẩm. Sau đó sử dụng nghệ thuật bán chéo, đưa ra gợi ý về một sản phẩm có mức giá đúng bằng con số đó”, Rohan Ayyar.
18. “Một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp nên tập trung vào việc nâng cao thêm giá trị cho khách hàng trước cả khi họ yêu cầu. Ví dụ, thay vì gửi email hay gọi điện với cùng một nội dung, tại sao không gửi cho khách hàng một bài báo hay cuốn sách kinh doanh mà bạn cho là họ sẽ cảm thấy thích” - David Priemer.
Tại sao không nghĩ tới việc gửi cho khách hàng của bạn một cuốn sách?

19. "Những công cụ đo lường hiệu quả bán hàng không chỉ dành cho các nhà quản lý, nó dành cho cả chính nhân viên sales. Hãy cho họ biết khả năng đạt được hạn mức doanh số bán hàng và hình dung về mục tiêu doanh thu", William Tyree, Giám đốc marketing RingDNA.
20. “Có một câu hỏi nhanh… Bạn có giỏi kể chuyện không? Hay lần cuối cùng bạn kể một câu chuyện hay là khi nào? Có thể điều này xảy ra khi bạn trò chuyện trong một nhóm bạn, đồng nghiệp hay con cái của bạn.
Một người kể chuyện hay có kỹ năng pha chế thêm những gia vị bí mật giúp bạn có nhiều bạn hơn, tạo ra ảnh hưởng tới nhiều mặt hơn và có nhiều niềm vui hơn trong công việc và cuộc sống. Một người kể chuyện hay sẽ phá vỡ mọi rào cản, thu hút người nghe, biến bạn thành một diễn giả và có thể đưa trình bán hàng của bạn lên một tầm cao mới. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là: Bạn có giỏi kể chuyện không?” - Mark Raymo, Salesforce.
21. “Công nghệ không thể giúp bạn đạt được các thoả thuận. Cái bạn cần là công nghệ giúp bạn thực hiện điều này nhanh hơn, thông minh hơn, hiệu quả hơn mà thôi”, Matt Heinz, chủ tịch Heinz Marketing.
Theo cafebiz

Thursday, March 10, 2016

9 điều mà người thành công cần ghi nhớ


Trở thành một triệu phú năm 30 tuổi ư? Bạn chẳng cần phải là người phát minh ra Facebook hay Snapchat, hay thắng một giải thưởng triệu đô để trở thành một triệu phú đâu.

9 điều bạn phải ghi nhớ nếu vẫn muốn trở thành triệu phú
Để có thể giúp bạn đạt được mức thu nhập 8 số, chúng tôi đã thu thập một số những lời khuyên từ các nhà triệu phú trẻ tuổi để xem trước khi trở thành đại gia, họ đã phải trải qua những gì.
1. Tập trung kiếm tiền
"Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, bạn không thể trở thành triệu phú bằng cách ki cóp tiết kiệm được đâu" ông Grant Cardone, một người từng phá sản vào năm 21 nay đã có trong nay hàng triệu đô vào năm 30 tuổi "Việc ta phải làm không phải là tiết kiệm tiền mà là kiếm tiền bằng cách không ngừng nâng cao thu nhập của mình".
"Những ngày đầu, thu nhập của tôi là 3.000 USD 1 tháng và sau 9 năm con số tôi nhận về mỗi tháng là 20.000 USD. Cứ theo đà này, bạn sẽ buộc phải kiểm soát nguồn thu và liên tục tìm kiếm cơ hội để gia tăng thu nhập của mình"
"Làm thế nào để tăng thêm thu nhập đây, công việc của tôi chỉ có vậy, có muốn làm thêm cũng không được", nhiều người than vãn. Đừng lo, có rất nhiều công việc làm thêm ngoài giờ bạn có thể thử ví dụ như bán hàng online, cộng tác viên viết bài hay gia sư buổi tối, bạn hãy thử xem sao?
2. Tiết kiệm để tái đầu tư

Tiết kiệm để cất đi là một ý kiến tồi, hãy dùng khoản tiền chết đó để tái đầu tư!
Tiết kiệm để cất đi là một ý kiến tồi, hãy dùng khoản tiền "chết" đó để tái đầu tư!
Cardone cho hay: "Lý do duy nhất để kiếm tiền chính là để tiêu nó. Trước tiên hãy dành riêng ra một khoản tiền bảo đảm, bạn phải đảm bảo sẽ không bao giờ sử dụng đến số tiền ngay cả khi chẳng còn một xu nào dính túi. Số còn lại, hãy thỏa sức đầu tư tìm kiếm cơ hội để tăng thêm thu nhập. Cho đến ngày hôm nay, cứ trung bình 2 năm tôi lại lâm vào cảnh trắng tay, dự án đầu tư thất bại nhưng số tiền thặng dư trong tài khoản lại chưa đến kỳ hạn rút. Nhưng điều này không hề sáng sợ chút nào!"
3. Yêu cầu sự giúp đỡ

Yêu cầu sự giúp đỡ chẳng biến bạn thành kẻ yếu đuối đâu, hãy mạnh dạn lên tiếng.
Yêu cầu sự giúp đỡ chẳng biến bạn thành kẻ yếu đuối đâu, hãy mạnh dạn lên tiếng.
"Khi phát triển đến một mức nhất định, tôi tin chắc rằng công ty của mình không thể mở rộng quy mô nếu không có sự trợ giúp đắc lực của một số nhân lực lòng cốt"Daniel Ally, người trở thành triệu phú ở tuổi 24 đã rút ra kết luận. Anh ấy tiếp tục:
"Tôi không quen phải cầu xin sự giúp đỡ từ người khác, nhưng tôi bắt buộc phải làm điều đó. Trong nhiều tháng trời, tôi đã tìm về một luật sư, một biên tập viên, một huấn luyện viên cá nhân, một tay đầu bếp bán thời gian và một số nhân viên khác. Ban đầu việc này khiến tôi tốn kha khá tiền, nhưng những gì nó mang lại vượt xa những gì tôi có thể tưởng tượng. Dù vậy nhưng rất ít người cảm thấy thoải mái khi chia sẻ khó khăn của mình với người khác vì cảm giác bản thân kém năng lực. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, con người chúng ta không thể tự mình làm mọi thứ mà không có sự trợ giúp của mọi người xung quanh".
"Tuy nhiên, yêu cầu sự giúp đỡ không đơn giản chỉ là kiếm được các nhân viên chủ chốt làm việc cho mình" anh ấy chia sẻ "Người giàu biết rằng cá nhân không thể làm tốt những thứ không liên quan, vậy câu hỏi đặt ra ở đây là Nên mua cái gì, đầu tư vào đâu và trao đổi cái gì?"
4. Hãy quyết đoán

Hãy phản ứng thật nhanh khi cần đưa ra môt quyết định, đó là thói quen của đa số các đại gia.
Hãy phản ứng thật nhanh khi cần đưa ra môt quyết định, đó là thói quen của đa số các đại gia.
"Tránh xa các quyết định nửa vời" Tucker Hughes, triệu phú ở tuổi 22 cho hay "Không phải cứ lúc nào bạn muốn tập trung cũng được đâu nhé, mỗi ngày bạn chỉ có thể tập trung trong 1 khoảng thời gian cố định, nếu không sử dụng hiệu quả quãng thời gian này, công việc chẳng sau mà chỉ thấy tốn thời gian thôi. Tất nhiên là khả năng tập trung của bạn hoàn toàn có thể nâng cao nhờ luyện tập. Khi đã vượt qua được giới hạn, khả năng của bạn sẽ ngày càng lớn hơn đấy!"
"Một điều nữa, đừng để tâm trí bị hao tổn vào những việc nhỏ nhặt, với những việc không quan trọng như hôm nay mặc gì đi làm, ăn gì vào bữa sáng, hãy đưa ra quyết định thật nhanh và cương quyết thực hiện nó! Bạn làm được đúng không nào?"
Hughes không phải là người duy nhất tin vào sức mạnh của sự quyết đoán. Theo một nghiên cứu trên 500 triệu phú, nhà báo và tác giả Napolen Hill đưa ra kết luận rằng tất cả những người giàu đều cùng nhau chia sẻ bí quyết này
"Nghiên cứu trên hàng trăm người có khối tài sản tới hàng triệu USD kết luận rằng, tất cả các triệu phú này đều có thói quen phản ứng rất nhanh trước các sự lựa chọn", Hill đã chia sẻ trong cuốn "Suy nghĩ và Làm Giàu" xuất bản năm 1973 của mình.
5. Đừng khiến bản thân quá nổi bật

Nổi bật không có nghĩa là nổi trội, hãy nhớ nhé!
Nổi bật không có nghĩa là nổi trội, hãy nhớ nhé!
"Tước khi công ty đi vào ổn định và phát triển, tôi chẳng hề sắm sửa thứ gì đắt đỏ trưng điện cho mình" Cardone viết: "Tôi vẫn lái chiếc Toyota Camry ngay cả khi tôi có hàng triệu USD trong túi, tôi chứng tỏ mình qua những thành công đạt được, chứ không phải thứ đồ hiệu đắt tiền mang bên ngoài"
6. Biết khi nào nên chấp nhận thử thách
Trước khi làm giàu, phải nghèo trước đã! Đừng ngại rủi ro, nếu có thất bại, đó cũng chỉ là một bước trong quá trình làm giàu của bạn mà thôi!
"Cái giá của việc giàu có chính là chấp nhận rủi ro" Ally viết " Để làm được điều này, bạn phải có niềm tin vào bản thân mình và cả những người xung quanh. Nhưng đừng chỉ sống với niềm tin, hãy hành động thật quyết liệt. Trên hành trình đến với thành công, bạn có thể sẽ phải đi một con đường quá xa để có thể quay về như ban đầu, đôi khi bạn lạc bước không biết được mình đang đi về đâu. Nhưng hãy tin rằng, những gì bạn nhận lại được sau khi vượt qua quãng đường đó thật sự ngọt ngào, dù trên con đường đó, bạn buộc phải đốt 1, 2 cây cầu, thì cái giá đó cũng xứng đáng mà thôi"
Bạn không thể giàu với cái đầu ít kỳ vọng được - người giàu nhất, thành công nhất phải biết chơi lớn.
7. Đầu tư cho bản thân

Đầu tư cho chính mình chẳng bao giờ là thừa thãi.
Đầu tư cho chính mình chẳng bao giờ là thừa thãi.
"Thương vụ đầu tư an toàn nhất tôi từng thực hiện chính là đầu tư cho tương lai của chính tôi" Hughes cho biết: "Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đọc sách, nghe các bản tin ngắn trong khi đang lái xe. Bạn cho rằng chỉ cần giỏi lĩnh vực của mình à đủ ư? Không đâu, bạn cần phải có kiến thức toàn diện về mọi lĩnh vực trong cuộc sống như tài chính, chính trị hay thể thao. Hãy coi việc tiếp thu kiến thức mới quan trọng như chính việc thở ra hít vào hàng ngày, việc học phải được đặt lên hàng đầu"
Hãy lấy Warren Buffet như một tấm gương, con người ham đọc hơn tất thảy. Một ngày làm việc của ông chủ yếu chỉ dành để nghiền ngẫm các cuốn sách.
8. Hoàn thiện kỹ năng mềm và khả năng làm việc nhóm

Chẳng ai có thể một mình gây dựng một cơ đồ được cả, hãy khéo léo phối hợp với người. Điều này cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng từ bạn đấy.
Chẳng ai có thể một mình gây dựng một cơ đồ được cả, hãy khéo léo phối hợp với người. Điều này cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng từ bạn đấy.
Vận may đến với con người hoàn toàn không phải do ngẫu nhiên nó lạc đường, mà hoàn toàn là do kỹ năng chúng ta đã rèn luyện được đã thu hút những cơ hội trời ban đến, chúng cũng quan trọng ngang với các chiến lược hoạch định vĩ mô vậy.
Theo như Hill: "Không biết chớp lấy thời cơ cướp đi cơ hội làm giàu của chúng ta nhiều hơn tất thảy các nguyên do khác gộp lại".
Tỷ phú Mark Cuban đã chia sẻ trong một buổi phỏng vấn với báo Doanh nhân, chia sẻ cách thức kinh doanh thành công: "Những tay đểu cáng không bao giờ có đất trong giới làm ăn, tốt hơn hết là bạn hãy cư xử thật lịch thiệp, hòa nhã và dễ hợp tác".
Tốt hơn hết là trở thành một nhân tố thúc đẩy hoạt động nhóm chứ đừng để người khác phải thúc giục, bạn có biết cái giá của việc trở thành gánh nặng cho xã hội là thế nào không?
"Để tiến tới cái đích cuối cùng là làm giàu, tôi nhận ra rằng, làm việc nhóm đóng một vai trò cực kỳ quan trọng" Ally viết "Chẳng có đại gia nào mà chưa từng phải đối mặt với những mối quan hệ khó xử giữa người và người, bạn phải có bản lĩnh để giải quyết và biến tình huống khó khăn trở nên dễ dàng hơn"
9. Nuôi giấc mơ lớn, hành động quyết liệt

Chẳng có thành công lớn nào được sinh ra từ một ước mơ tầm thường.
Chẳng có thành công lớn nào được sinh ra từ một ước mơ tầm thường.
"Một lỗi không thể chấp nhận được trong sự nghiệp kinh doanh của tôi đó là giấc mơ chưa đủ lớn" Cardone chia sẻ.
"Thay vì mong chờ một cuộc sống đầy đủ qua ngày, hãy chọn một ước mơ lớn hơn nữa. Chẳng thiếu cơ hội để bạn làm giàu, chỉ sợ bạn không đủ can đảm làm giàu mà thôi"
Theo GenK/Tri thuc tre

Thursday, February 25, 2016

Đừng làm việc vì tiền bạc. Hãy làm một việc gì đó mà bạn có thể tự hào!

Steve Jobs từng chia sẻ, công việc đơn thuần không chỉ là phương tiện kiếm tiền mà là nghề nghiệp để mang lại sự thoả mãn và niềm tự hào. Thay vì giúp bạn trưởng thành hơn, làm việc vì tiền rất có thể là hành động tiêu tốn thời gian của bạn. 

Thay vì giúp bạn trưởng thành hơn, làm việc chỉ vì tiền rất có thể là hành động tiêu tốn thời gian của bạn
 
Cho tới tận bây giờ, cả thế giới vẫn tôn vinh Steve Jobs như một vị anh hùng, nhà kinh doanh thiên tài người đã sáng lập nên Apple và tạo ra một sản phẩm thành công vang dội như iPhone với những lợi ích kinh tế khổng lồ. Tuy nhiên, dường như chúng ta đã quên đi thành quả vĩ đại thật sự mà ông để lại cho loài người, đó là kho ứng dụng App Store – nơi thức tỉnh sáng tạo của vô số người dùng. 

Vào năm 2011, cậu bé 11 tuổi Thomas Suarez đã trở thành tâm điểm của sự chú ý khi xuất hiện trên sân khấu diễn thuyết TED với tư cách là nhà sáng lập công ty phát triển ứng dụng CarrorCorp. Thomas đã tạo ra những phần mềm ứng dụng thu hút một lượng lớn người dùng như “Earth Fortune” – một ứng dụng xem vận mệnh dựa vào sự biến đổi màu sắc của Trái Đất hay “Bustin Jieber” – một ứng dụng game mà người chơi sẽ phải đánh vào đầu ngôi sao ca nhạc Justin Bieber. Với mong muốn được sáng tạo ra các ứng dụng, Thomas đã học tập, nghiên cứu về lĩnh vực phần mềm ứng dụng, thành lập câu lạc bộ ở trường để chia sẻ kiến thức, tạo ra doanh thu và thậm chí còn tham gia vào các hoạt động quyên góp. Như vậy, App Store đã biến trí tưởng tượng và giấc mơ của cậu bé 11 tuổi Thomas Suarez trở thành hiện thực. 

Thomas Suarez chỉ là một trường hợp nhỏ lẻ. Trên toàn thế giới hiện có tới hơn 1 triệu ứng dụng được phát triển dành cho iPhone và hiện nay mỗi ngày có thể khoảng từ 200 – 600 ứng dụng mới được tạo ra. Được biết, vào thời Steve Jobs, đại hội nhà phát triển ứng dụng được tổ chức ngay tại trụ sở của Apple đã thu hút được sự tham dự của hơn 5.000 người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn một điều đáng kinh ngạc hơn giá trị về mặt kinh tế mà App Store đã tạo ra được. Sau khi App Store ra đời, cho đến nay, các nhà phát triển ứng dụng đã thu về hơn 90 tỷ USD và có tới hơn 800 giao dịch mua ứng dụng được hoàn tất mỗi giây. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, thế giới đang được chứng kiến cuộc cạnh tranh gay gắt nhằm chiếm lĩnh thị trường ứng dụng khổng lồ giữa Android và Apple. Chỉ tính riêng tại Hàn Quốc, một quốc gia có tới 90.000 nhà phát triển ứng dụng cùng với 1.200 công ty nội dung thông minh thì quy mô kinh tế mà nó tạo ra đã lên tới 2 tỷ USD. 

Như vậy, Steve Jobs đã gián tiếp tạo ra hàng trăm nghìn, hàng triệu doanh nhân chỉ từ một chiếc iPhone nhỏ bé. Giống như cái tên của mình, “Jobs” có nghĩa là “việc làm”, con người này đã tạo ra khối lượng việc làm khổng lồ một cách vô cùng thông minh. Đúng như những gì Steve Jobs từng chia sẻ, công việc đơn thuần không chỉ là phương tiện kiếm tiền mà là nghề nghiệp để mang lại sự thoả mãn và niềm tự hào. Thay vì giúp bạn trưởng thành hơn, làm việc chỉ vì tiền rất có thể là hành động tiêu tốn thời gian của bạn. Với App Store, ông dường như đã thực hiện được theo đúng phương châm sống của bản thân. “Nếu như trở thành người giàu nhất thế giới rồi cuối cùng kết thúc bằng việc được chôn trong nghĩa địa thì cũng chẳng có ý nghĩa gì với tôi. Điều quan trọng là mỗi đêm trước khi đi ngủ, bạn có thể nói mình đã làm được một điều gì đó tuyệt vời. Đừng làm việc vì tiền bạc. Hãy làm một việc gì đó mà bạn có thể tự hào rằng ngày hôm nay mình đã làm được những điều tuyệt vời có thể thay đổi cả thế giới”. Chính vì vậy, với thế hệ trẻ, hãy mạnh dạn làm một công việc thuộc về mình, hãy sống một cuộc sống có thể mang lại tương lai và hạnh phúc cho chính bản thân mình. Và đừng làm việc chỉ vì tiền.

Theo Trí Thức Trẻ

Nếu thành công mãi chưa đến với bạn, hãy dừng ngay 8 việc sau!

Điều tuyệt vời nhất độ ở tuổi ngoài 20 đó là mỗi người đều có thể dễ dàng trưởng thành và đứng dậy từ những vấp ngã.

Gần 30 tuổi mà thành công vẫn chưa đến, hãy dừng ngay 8 việc sau!
Và nếu thành công mãi chưa đến, bạn nên xem lại mình có phạm phải những sai lầm dưới đây không?

1. Luôn nghĩ rằng học vấn và tài năng là yếu tố quyết định thành công
Thông minh, tài năng và bằng cấp của những trường top đầu là những “bước đệm” rất tốt, nhưng nó không phải là “vật đảm bảo” cho thành công của bạn. Những điều này sẽ trở nên vô nghĩa nếu nó không đi liền với quyết tâm và sự chăm chỉ.
Sylvie di Giusto – Nhà sáng lập Executive Image Consulting từng chia sẻ: Suốt những năm tuổi 20, tôi làm việc tại một môi trường chuyên nghiệp. Ở đó, mọi người làm việc xuyên đêm và cuối tuần.
Mồ hôi, những rắc rối, sự đau khổ và cả sự cần mẫn, kiên trì và những nỗ lực hết mình đã tạo nên thành công của tôi. Ở đó, tôi học được rằng, thành công không tự nhiên mà đến.

2. Coi thường sức khỏe
Khi bạn lớn tuổi, bạn sẽ nhận ra rằng, thật khó để làm những việc mà lúc còn trẻ ta hay làm. Chẳng hạn, ở tuổi 28, những cuộc nhậu thâu đêm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày của bạn.
Và dĩ nhiên, việc hút thuốc, uống rượu hay chế độ ăn uống không lành mạnh… đều có thể cản trở thành công của bạn khi bạn lớn tuổi hơn.

3. Không biết tiết kiệm
Một nghiên cứu năm 2014 với 1003 người trẻ tuổi ở Mỹ cho thấy, 69% những người trong độ tuổi từ 18 đến 29 không có tiền tiết kiệm. Họ cho rằng, tiết kiệm là một điều gì đó quá xa vời ở tuổi 20.
Tất nhiên, không cần thiết phải để dành quá nhiều tiền khi còn trẻ, nhưng nhất định bạn phải học cách tiết kiệm và tích lũy những đồng tiền ít ỏi đầu tiên cho mình.

4. Đánh đồng hạnh phúc với tiền bạc
Tiền bạc và mức lương hậu hĩnh có thể làm cho bạn hạnh phúc hơn, nhưng chắc chắn nó không phải là tất cả của thành công. Bạn cần thiết lập mục tiêu cho mình, hãy theo đuổi đam mê chứ đừng theo đuổi tiền bạc. Tiền bạc luôn đến sau đam mê.
 
5. Lùi bước trước khó khăn
Đổ vỡ một mối quan hệ, bị sa thải, đầu tư thất bại… đó đều là những việc có thể xảy ra ở tuổi 20. Nhưng thay vì từ bỏ, bạn nên suy nghĩ xem tại sao mình thất bại và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

6. Phụ thuộc vào đánh giá của người khác
Khi còn trẻ, chúng ta thường hay có tư tưởng dựa dẫm. Bạn không đủ khả năng, không đủ tiền bạc… và bạn chấp nhận đi trên con đường mà bố mẹ vạch ra cho mình. Đó không phải là chính bạn.
Thành công là khi bạn đạt được điều mà mình mong muốn. Cách bạn đánh giá chính bản thân mình thế nào cũng sẽ là điều người khác đánh giá về bạn. Đừng phụ thuộc vào đánh giá của người khác.

7. Mất kiên nhẫn
Bạn không nhất thiết phải kết hôn ở tuổi 30 theo kế hoạch của bố mẹ. Bạn vẫn có thể sống theo ý mình và đeo đuổi đam mê. “Khi tôi 20, tôi đã học được thế nào là đam mê và cái giá cần trả cho đam mê. Điều này giúp tôi thay đổi suy nghĩ và thành công” - Kristina Roth, Nhà sáng lập Công ty tư vấn Matisia cho biết.

8. Cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người
Khi bạn cố gắng làm vừa lòng tất cả mọi người, bạn đang tự làm khó chính mình. Đừng bao giờ nghĩ rằng, khi bạn làm hài lòng tất cả những người xung quanh có nghĩa bạn là một người thành công trong cuộc sống. Không ai sống trên đời này có thể làm hài lòng tất cả mọi người.
Hãy làm hài lòng bản thân trước khi cố gắng làm hài lòng một ai đó, bởi trong cuộc sống này không ai quan trọng với bạn hơn chính bản thân bạn.

Theo cafebiz.vn

Wednesday, January 27, 2016

Your business doesn't start when you have a product


Best advice if you're just starting or growing a business:

Focus at your customer more than your product. Get fixed on your customer experience, and your product will keep changing to serve them best. But fix your product, and customers will find a path that fits them, with or without you.

If you're waiting on the street corner, wondering where all your customers are, this post is for you.

We've moved from the industrial age where it was all about the product and productization to the technological age where it's all about the customer and customization. 

Instead of focusing at product development and production lines (which we learned about and were a part of at school), focus at customer experiences and customization lines.

Your business doesn't start when you have a product. It starts when you have a customer. So who is your perfect customer? Start from there and ask yourself (and them):

Problem - What's the problem they need solved?
Promise - What's the benefit you deliver to them by solving it?
Product - How will you solve it better than others?
Proof - Why should they trust you?

Keep upgrading your answers (and your products) regularly. Because what your customers need, their expectations and how they are being served will keep changing fast. And once you get into flow, you'll begin to know what they need before them, and they'll begin pre-buying your next product.

"Get closer than ever to your customer. So close that you tell them what they need well before they realize it themselves." ~ Steve Jobs

The easiest way to future proof your business is to have customers that love you. The easiest way to fail is to love your idea or product more than you love your customers. So find your soul-market and fall in love all over again.