Thursday, February 25, 2016

Đừng làm việc vì tiền bạc. Hãy làm một việc gì đó mà bạn có thể tự hào!

Steve Jobs từng chia sẻ, công việc đơn thuần không chỉ là phương tiện kiếm tiền mà là nghề nghiệp để mang lại sự thoả mãn và niềm tự hào. Thay vì giúp bạn trưởng thành hơn, làm việc vì tiền rất có thể là hành động tiêu tốn thời gian của bạn. 

Thay vì giúp bạn trưởng thành hơn, làm việc chỉ vì tiền rất có thể là hành động tiêu tốn thời gian của bạn
 
Cho tới tận bây giờ, cả thế giới vẫn tôn vinh Steve Jobs như một vị anh hùng, nhà kinh doanh thiên tài người đã sáng lập nên Apple và tạo ra một sản phẩm thành công vang dội như iPhone với những lợi ích kinh tế khổng lồ. Tuy nhiên, dường như chúng ta đã quên đi thành quả vĩ đại thật sự mà ông để lại cho loài người, đó là kho ứng dụng App Store – nơi thức tỉnh sáng tạo của vô số người dùng. 

Vào năm 2011, cậu bé 11 tuổi Thomas Suarez đã trở thành tâm điểm của sự chú ý khi xuất hiện trên sân khấu diễn thuyết TED với tư cách là nhà sáng lập công ty phát triển ứng dụng CarrorCorp. Thomas đã tạo ra những phần mềm ứng dụng thu hút một lượng lớn người dùng như “Earth Fortune” – một ứng dụng xem vận mệnh dựa vào sự biến đổi màu sắc của Trái Đất hay “Bustin Jieber” – một ứng dụng game mà người chơi sẽ phải đánh vào đầu ngôi sao ca nhạc Justin Bieber. Với mong muốn được sáng tạo ra các ứng dụng, Thomas đã học tập, nghiên cứu về lĩnh vực phần mềm ứng dụng, thành lập câu lạc bộ ở trường để chia sẻ kiến thức, tạo ra doanh thu và thậm chí còn tham gia vào các hoạt động quyên góp. Như vậy, App Store đã biến trí tưởng tượng và giấc mơ của cậu bé 11 tuổi Thomas Suarez trở thành hiện thực. 

Thomas Suarez chỉ là một trường hợp nhỏ lẻ. Trên toàn thế giới hiện có tới hơn 1 triệu ứng dụng được phát triển dành cho iPhone và hiện nay mỗi ngày có thể khoảng từ 200 – 600 ứng dụng mới được tạo ra. Được biết, vào thời Steve Jobs, đại hội nhà phát triển ứng dụng được tổ chức ngay tại trụ sở của Apple đã thu hút được sự tham dự của hơn 5.000 người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn một điều đáng kinh ngạc hơn giá trị về mặt kinh tế mà App Store đã tạo ra được. Sau khi App Store ra đời, cho đến nay, các nhà phát triển ứng dụng đã thu về hơn 90 tỷ USD và có tới hơn 800 giao dịch mua ứng dụng được hoàn tất mỗi giây. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, thế giới đang được chứng kiến cuộc cạnh tranh gay gắt nhằm chiếm lĩnh thị trường ứng dụng khổng lồ giữa Android và Apple. Chỉ tính riêng tại Hàn Quốc, một quốc gia có tới 90.000 nhà phát triển ứng dụng cùng với 1.200 công ty nội dung thông minh thì quy mô kinh tế mà nó tạo ra đã lên tới 2 tỷ USD. 

Như vậy, Steve Jobs đã gián tiếp tạo ra hàng trăm nghìn, hàng triệu doanh nhân chỉ từ một chiếc iPhone nhỏ bé. Giống như cái tên của mình, “Jobs” có nghĩa là “việc làm”, con người này đã tạo ra khối lượng việc làm khổng lồ một cách vô cùng thông minh. Đúng như những gì Steve Jobs từng chia sẻ, công việc đơn thuần không chỉ là phương tiện kiếm tiền mà là nghề nghiệp để mang lại sự thoả mãn và niềm tự hào. Thay vì giúp bạn trưởng thành hơn, làm việc chỉ vì tiền rất có thể là hành động tiêu tốn thời gian của bạn. Với App Store, ông dường như đã thực hiện được theo đúng phương châm sống của bản thân. “Nếu như trở thành người giàu nhất thế giới rồi cuối cùng kết thúc bằng việc được chôn trong nghĩa địa thì cũng chẳng có ý nghĩa gì với tôi. Điều quan trọng là mỗi đêm trước khi đi ngủ, bạn có thể nói mình đã làm được một điều gì đó tuyệt vời. Đừng làm việc vì tiền bạc. Hãy làm một việc gì đó mà bạn có thể tự hào rằng ngày hôm nay mình đã làm được những điều tuyệt vời có thể thay đổi cả thế giới”. Chính vì vậy, với thế hệ trẻ, hãy mạnh dạn làm một công việc thuộc về mình, hãy sống một cuộc sống có thể mang lại tương lai và hạnh phúc cho chính bản thân mình. Và đừng làm việc chỉ vì tiền.

Theo Trí Thức Trẻ

Nếu thành công mãi chưa đến với bạn, hãy dừng ngay 8 việc sau!

Điều tuyệt vời nhất độ ở tuổi ngoài 20 đó là mỗi người đều có thể dễ dàng trưởng thành và đứng dậy từ những vấp ngã.

Gần 30 tuổi mà thành công vẫn chưa đến, hãy dừng ngay 8 việc sau!
Và nếu thành công mãi chưa đến, bạn nên xem lại mình có phạm phải những sai lầm dưới đây không?

1. Luôn nghĩ rằng học vấn và tài năng là yếu tố quyết định thành công
Thông minh, tài năng và bằng cấp của những trường top đầu là những “bước đệm” rất tốt, nhưng nó không phải là “vật đảm bảo” cho thành công của bạn. Những điều này sẽ trở nên vô nghĩa nếu nó không đi liền với quyết tâm và sự chăm chỉ.
Sylvie di Giusto – Nhà sáng lập Executive Image Consulting từng chia sẻ: Suốt những năm tuổi 20, tôi làm việc tại một môi trường chuyên nghiệp. Ở đó, mọi người làm việc xuyên đêm và cuối tuần.
Mồ hôi, những rắc rối, sự đau khổ và cả sự cần mẫn, kiên trì và những nỗ lực hết mình đã tạo nên thành công của tôi. Ở đó, tôi học được rằng, thành công không tự nhiên mà đến.

2. Coi thường sức khỏe
Khi bạn lớn tuổi, bạn sẽ nhận ra rằng, thật khó để làm những việc mà lúc còn trẻ ta hay làm. Chẳng hạn, ở tuổi 28, những cuộc nhậu thâu đêm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày của bạn.
Và dĩ nhiên, việc hút thuốc, uống rượu hay chế độ ăn uống không lành mạnh… đều có thể cản trở thành công của bạn khi bạn lớn tuổi hơn.

3. Không biết tiết kiệm
Một nghiên cứu năm 2014 với 1003 người trẻ tuổi ở Mỹ cho thấy, 69% những người trong độ tuổi từ 18 đến 29 không có tiền tiết kiệm. Họ cho rằng, tiết kiệm là một điều gì đó quá xa vời ở tuổi 20.
Tất nhiên, không cần thiết phải để dành quá nhiều tiền khi còn trẻ, nhưng nhất định bạn phải học cách tiết kiệm và tích lũy những đồng tiền ít ỏi đầu tiên cho mình.

4. Đánh đồng hạnh phúc với tiền bạc
Tiền bạc và mức lương hậu hĩnh có thể làm cho bạn hạnh phúc hơn, nhưng chắc chắn nó không phải là tất cả của thành công. Bạn cần thiết lập mục tiêu cho mình, hãy theo đuổi đam mê chứ đừng theo đuổi tiền bạc. Tiền bạc luôn đến sau đam mê.
 
5. Lùi bước trước khó khăn
Đổ vỡ một mối quan hệ, bị sa thải, đầu tư thất bại… đó đều là những việc có thể xảy ra ở tuổi 20. Nhưng thay vì từ bỏ, bạn nên suy nghĩ xem tại sao mình thất bại và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

6. Phụ thuộc vào đánh giá của người khác
Khi còn trẻ, chúng ta thường hay có tư tưởng dựa dẫm. Bạn không đủ khả năng, không đủ tiền bạc… và bạn chấp nhận đi trên con đường mà bố mẹ vạch ra cho mình. Đó không phải là chính bạn.
Thành công là khi bạn đạt được điều mà mình mong muốn. Cách bạn đánh giá chính bản thân mình thế nào cũng sẽ là điều người khác đánh giá về bạn. Đừng phụ thuộc vào đánh giá của người khác.

7. Mất kiên nhẫn
Bạn không nhất thiết phải kết hôn ở tuổi 30 theo kế hoạch của bố mẹ. Bạn vẫn có thể sống theo ý mình và đeo đuổi đam mê. “Khi tôi 20, tôi đã học được thế nào là đam mê và cái giá cần trả cho đam mê. Điều này giúp tôi thay đổi suy nghĩ và thành công” - Kristina Roth, Nhà sáng lập Công ty tư vấn Matisia cho biết.

8. Cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người
Khi bạn cố gắng làm vừa lòng tất cả mọi người, bạn đang tự làm khó chính mình. Đừng bao giờ nghĩ rằng, khi bạn làm hài lòng tất cả những người xung quanh có nghĩa bạn là một người thành công trong cuộc sống. Không ai sống trên đời này có thể làm hài lòng tất cả mọi người.
Hãy làm hài lòng bản thân trước khi cố gắng làm hài lòng một ai đó, bởi trong cuộc sống này không ai quan trọng với bạn hơn chính bản thân bạn.

Theo cafebiz.vn