Hiểu tâm lý trẻ từ 1 – 6 tuổi để phạt con khoa
học
- Dưới 1 tuổi: Trẻ có sự gắn bó chặt chẽ với mẹ hoặc người
chăm sóc trực tiếp để có cảm giác an toàn, thông qua sự yêu thương, chăm sóc,
trò chuyên, vui đùa… Nếu bị phạt (dọa nạt, đánh mắng), trẻ sẽ mất cảm giác đó
và trở nên sợ hãi, ảnh hưởng sớm đến sự phát triển về ngôn ngữ và tương tác xã
hội.
- Từ 1 – 3 tuổi: Trẻ bắt đầu muốn khẳng định bản thân nên thường
tự làm nhiều thứ. Trong khi, tư duy còn mang tính cụ thể, và tay chân hoạt động
còn vụng về nên dễ gây ra hỏng hóc, đổ vỡ. Nếu bị trừng phạt thân thể hoặc bị
quát mắng to tiếng trẻ thường chống đối, bướng bỉnh hoặc phản ứng giận dữ, la
hét hay ăn vạ.
- Từ 3 – 6 tuổi: Trẻ đã phát triển ngôn ngữ, nói được câu hoàn
chỉnh, nhận biết được giới tính, tăng dần khả năng tụ
điều chỉnh bản thân và thích
khám phá thể giới xung quanh. Trẻ cũng đã có tính thích khẳng định nên thường
bường bỉnh, dễ bị coi là “ hư” và bắt đầu học những gì là đúng, phù hợp về mặt
xã hội. Do rất nhạy cảm nên nếu bị trừng phạt bằng cách đánh hay quát mắng nặng
nề khi mắc lỗi, trẻ trở nên kém tự tin, thu mình, giảm hứng thú học hỏi.
Tác hại của việc phạt con không đúng cách
Sở dĩ phụ huynh thường áp dụng
biện pháp trừng phạt trẻ vì có những quan niệm sai lầm như: cho rằng người lớn
luôn đúng, trẻ phải luôn biết tuân theo mệnh lệnh, phạt con càng sớm càng tốt để
trẻ biết vâng lời, ngoan ngoãn, phải nghiêm khắc thì mới được trẻ tôn trọng, trẻ
dễ hư nếu không bị đánh, thử cách khác không được và chỉ phạt bằng roi thì hiệu
quả mới nhanh… Thế nên khi trẻ mắc lỗi, không ít phụ huynh đã áp dụng biện pháp
dạy con bằng cách đánh trẻ và trừng phạt tinh thần bằng quát mắng. Trừng phạt
thân thể là những hành vi gây đau đớn hoặc thương tích cho cơ thể của trẻ như
đánh, cấu véo, đá, tát, nhốt, treo, bắt quỳ, không cho ăn uống… Trừng phạt tinh
thần là những hành vi gây tổn thương về tâm lý tình cảm như mắng chửi, chế nhạo,
sỉ nhục, đe dọa, không chăm sóc, bỏ rơi… Những hình thức phạt con trên gây ra
những hậu quả xấu về mặt tâm lý như: trẻ không hiểu tại sao cha mẹ nói yêu quý
nhưng lại đánh mắng mình, lo lắng, sợ hãi, mất tự tin, tức giận tìm cách trả
thù, tìm cách lừa dối đối phó để lần sau không bị phạt, trở nên trơ lì không biết
sợ, hiểu sai rằng bằng bạo lực có thể giải quyết được vấn đề… Nếu còn nhỏ mà
hay bị trừng phạt, trẻ sẽ hình thành nhân cách không ổn định và sau này, có thể
lại giáo dục con cái theo kiểu trừng phạt. Phạt con không đúng cách có thể gây
ra những hậu quả nặng nề Những cách phạt con khoa học
1 Phạt con đứng
Có thể áp dụng khi bé mắc lỗi
cố y nhảy từ trên cao xuống, chạy nhảy linh tinh. Bố mẹ hãy yêu cầu con đứng
nghiêm trong 1 góc khuất, có thể đứng quay mặt vào tường trong 5 đến 15 phút,
tùy theo độ tuổi của trẻ. Việc đứng một mình sẽ giúp trẻ bình tâm và bắt đầu
suy nghĩ về sai lầm của mình, đồng thời khi ý thức là đang bị phạt con sẽ không
dám chạy nhảy nữa. Cách phạt con khoa học này không gây tổn thương cho trẻ, lại
đánh trúng vào tâm lý, sẽ hữu ích hơn rất nhiều việc quát mắng hay đánh
con. Phạt đứng là một cách phạt con khoa học mẹ nên áp dụng
2 Phạt con ngồi một chỗ
Khi bé mắc lỗi cãi nhau, đánh nhau với anh em,
bạn bè. Sau khi con đánh nhau hay cãi nhau, tâm trạng trẻ thường rất bức xúc, vẫn
còn tức tối và ức chế nên nếu bạn mắng hay đánh con chỉ khiến trẻ càng ức chế
và chống đối. Hãy yêu cầu con ngồi trong góc phòng một mình và suy nghĩ về hành
động của mình. Khoảng thời gian yên tĩnh một mình sẽ giúp trẻ bình tĩnh lại và
nhận ra sai lầm của mình. Sau khoảng thời gian ngồi phạt, bạn hãy vào và phân
tích đúng sai cho con một cách nhẹ nhàng. Chắc chắn cách phạt con khoa học này
sẽ giúp "ngấm" hơn nhiều so với các hình thức phạt khác.
3 Phạt con làm việc nhà
Có thể áp dụng khi bé mắc lỗi
vẽ bậy lên tường, vứt đồ chơi, đồ đạc lung tung. Hình thức phạt con khoa học
này vừa giúp rèn luyện trẻ khả năng làm việc nhà, đồng thời rèn luyện cho con ý
thức trách nhiệm. Để con hiểu rằng, khi con bày bừa ra thì chính con phải là
người dọn dẹp chúng chứ không phải người khác. Phạt con làm việc nhà cũng là
cách rèn luyện tinh thần trách nhiệm của con
4 Phạt con đọc sách và chép phạt
Khi bé mắc lỗi thích dùng bạo
lực, nói dối, lấy đồ của người khác. Khi trẻ mắc những lỗi này, nghĩa là con bạn
đang rất gần với ranh giới của một đứa trẻ hư. Và việc đánh chửi con chỉ càng đẩy
con bạn đến gần hơn ngưỡng hư hỏng mà thôi. Hãy yêu cầu con phải đọc hết một cuốn
sách mà bạn chọn, thường là những cuốn sách mang tính chất giáo dục. Sau đó con
phải chép phạt 1 câu hoặc 1 đoạn ý nghĩa nào đó trong cuốn sách. Theo các nhà
tâm lý, việc đọc sách và chép phạt sẽ giúp điều chỉnh tâm lý và hành vi của trẻ
rất tốt.
5 Phạt con nhặt đậu
Khi bé mắc lỗi không nhẫn nại,
làm việc, học giữa chừng thì bỏ dở. Nếu con bạn mắc lỗi này, hãy phạt con bằng
cách trộn lẫn 2 loại đậu khác nhau vào một bát to. Sau đó yêu cầu con phải nhặt
riêng từng loại đậu ra 2 bát khác nhau. Đây chính là một cách phạt con khoa học
cực hay giúp trẻ rèn luyện tính kiên nhẫn.
6 Cấm làm thứ trẻ thích
Mẹ có thể áp dụng hình phạt
này khi bé không đánh răng, kén ăn, vứt đồ linh tinh… Bạn nên áp dụng hình thức
phạt này để con hiểu rằng, khi con không hoàn thành nhiệm vụ và trách nhiệm của
mình, thì con cũng không được phép làm những điều mình thích. Hãy phạt cho đến
khi nào con có ý thức hoàn thành công việc của mình.
7 Tịch thu những món đồ yêu thích
Khi bé mắc lỗi vứt đồ lung
tung, không thu đồ chơi sau khi chơi xong. Hãy phạt con bằng cách này để con biết
rằng, những món đồ mình yêu thích thì phải biết giữ gìn và nâng niu. Nếu con
không biết giữ gìn thì con cũng không được phép chơi những món đồ đó.